Chắc bạn bạn đã từng nghe qua câu Thành ngữ “Nhập gia tùy tục” rồi đúng không?
♦ Mỗi Quốc gia sẽ có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt. Vì lẽ đó mà một số điều ở nước này là đúng nhưng lại có thể là sai đối một nước khác. Chính vì vậy khi tiếp cận một nền văn hóa mới, chúng ta cần phải tìm hiểu và tôn trọng các phong tục cũng như văn hóa nơi ấy. Tuyệt đối không nên kỳ thị hay bài xích đối với nền văn hóa nào.
♦ Đối với các bạn đang chuẩn bị hoặc có dự định đi du học Hàn Quốc hay bất cứ Quốc gia nào thì việc trang bị kiến thức về sự khác biệt văn hóa từ ngay bây giờ sẽ giúp các bạn tránh được những cú sốc văn hóa.Vậy nên hãy cùng #Tiamo tìm hiểu về một số khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam phần 1 này nha ^^
1. THỜI GIAN NGHỈ TRƯA
- Giờ nghỉ trưa luôn là thời điểm mọi người được nghỉ ngơi và thư giãn để nạp lại năng lượng cho buổi chiều. Tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa 2 nước.
- Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nên một ngày học tập và làm việc diễn ra khá sớm. Cụ thể là học sinh sẽ vào học lúc 7h, các cơ quan, công ty, văn phòng thường sẽ làm việc lúc 8h. Buổi trưa ở Việt Nam thường rất nắng và nóng nên việc ngủ trưa tại một góc trong văn phòng là điều cần thiết nhằm xua tan mệt mỏi cho công việc buổi chiều. Do đó đã dần hình thành thói quen ăn trưa xong thì sẽ chợp mắt 30’ đến 1 tiếng.
- Trái lại ở Hàn Quốc thì thời gian làm việc thường bắt đầu lúc 9h và họ không ngủ trưa để đảm bảo năng suất làm việc. Điều này bắt nguồn từ văn hóa 빨리 – văn hóa ‘Nhanh nhanh’. Một nét văn hóa vẫn tiếp tục phát huy và là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Hàn Quốc. Và đối với người Hàn thì ngủ trưa là việc lãng phí thời gian. Vậy nên vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa thì sẽ đi uống cà phê để tỉnh táo. Họ tận dụng thời gian này giao lưu nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp hoặc giải quyết các công việc còn ứ đọng.
=> Thực tế, vào năm 2014, Chính quyền Thành phố Seoul đã giới thiệu một chương trình cho phép nhân viên của mình ngủ trưa trong khoảng thời gian tối đa một giờ từ 1 giờ chiều đến 6 giờ chiều từ tháng Tám năm đó. Động thái này được thiết kế để cải thiện năng suất lao động và cung cấp giải pháp cho những lời phàn nàn về mệt mỏi và khó chịu của nhân viên .
2. CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC 12 NĂM HỌC
- Mặc dù chương trình đào tạo theo chế độ giáo dục đều là 12 năm, tuy nhiên có sự khác biệt trong phân cấp của từng cấp học như sau:
- Ở Việt năm thì Tiểu học 5 năm, Trung học cơ sở là 4 năm và Trung học phổ thông là 3 năm.
- Còn ở Hàn Quốc thì có đôi chút khác biệt là Tiểu học 6 năm, Trung học cơ sở là 3 năm và Trung học phổ thông là 3 năm.
- Sự khác biệt lớn ở đây nằm ở cách họ gọi tên theo từng lớp. Ở Việt Nam thì khi trả lời “Học lớp mấy?” thì chỉ cần trả lời lớp 1,2,3,...,12 là xong. Tuy nhiên ở Hàn thì cách gọi tên các lớp học sẽ rất khác, ví dụ:
- Lớp 5 thì sẽ gọi là Học sinh năm 5 Tiểu học.
- Lớp 8 thì sẽ gọi là Học sinh năm 2 Trung học cơ sở
- Lớp 10 thì sẽ gọi là Học sinh năm 1 Trung học phổ thông...
=> Điều này cũng gây bối rối và mất một chút thời gian để nhẩm ra xem là “Học sinh năm 2 Trung học cơ sở là lớp mấy nhỉ?” ^^
3. CÁC VĂN HÓA TRÊN BÀN ĂN (1)
- Đây là một nét văn hóa cực kì quan trọng và rất khác biệt giữa các nước với nhau. Vậy nên nếu là một người nước ngoài đang sinh sống tại đất nước khác thì phải tìm hiểu thật kĩ văn hóa trên bàn ăn này. Đôi khi rất vô tình thôi chúng ta cũng sẽ khiến cho họ có cái nhìn không hay về chúng ta đấy.
Vì nội dung văn hóa này rất nhiều nên sẽ được chia làm nhiều phần nha.
- Ở Việt Nam thì các bạn cũng đã biết là chúng ta phải bưng bát cơm lên khi ăn. Chỉ cần để bát cơm xuống bàn và cầm muỗng, đũa rồi ăn thì ngay lập tức sẽ bị người lớn xung quanh mắng và chấn chỉnh ngay. Bởi hình ảnh đó rất bất lịch sự, thể hiện sự không tôn trọng đồ ăn. Và người Việt quan niệm rằng chỉ có "cún' mới ăn như thế.
- Thì ngược lại ở Hàn Quốc lại cho rằng một trong nguyên tắc cơ bản nhất khi ăn đó chính là KHÔNG được bưng bát cơm lên miệng. Văn hóa này trái ngược với các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Họ cho rằng ăn uống như thế là tham ăn và rất thô tục. Và theo quan niệm từ xa xưa của người Hàn thì chỉ có những kẻ kham khổ, khất thực mới phải bưng bát cơm lên như thế.
=> Nên là khi chúng ta đến Hàn Quốc, các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy người Hàn hầu như không bao giờ bưng bát cơm khi ăn. Họ sẽ để nguyên bát cơm ở dưới, múc thìa cơm, canh kèm đồ ăn và cúi mặt xuống ăn hết một thìa. Và các bạn cũng phải chú ý điều này khi ở Hàn Quốc để tránh việc bị đánh giá qua việc ăn uống nhé.
4. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CHỦ YẾU- Mọi người cũng đã biết phương tiện di chuyển chủ yếu ở Việt Nam là xe máy rồi đúng không? Vậy thì ở Hàn Quốc mọi người thường sử dụng phương tiện giao thông nào để di chuyên là chủ yếu?
- Việc sử dụng xe máy có rất nhiều lý do có thể kể đến một số như là:
- Mua một chiếc xe máy thì giá thành và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc mua một chiếc ôtô.
- Không quá phụ thuộc vào thời gian hay đường sá, bất cứ lúc nào cũng có thể xách xe và đi.
- Tiết kiệm tiền xăng, linh kiện, sửa chữa và có thể đậu xe ngay trong nhà nên không chiếm dụng không gian.
- Phần lớn người Hàn sẽ chọn di chuyển bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm bởi sự hiện đại và chi phí rẻ của việc sử dụng các phương tiện này. Tuy nhiên đối với những bạn du học sinh mới sang hoặc các du khách thì việc hiểu về các tuyến đường, vị trí ga, thẻ giao thông, số xe, trạm dừng, đổi tuyến... sẽ cảm thấy cực kì bối rối nếu chưa quen.
Ở các bài viết sau, Tiamo sẽ nói rõ hơn về việc sử dụng các phương tiện này nha.
5. QUÀ MỪNG TIỆC TÂN GIA
- Trong một bữa tiệc tân gia ở Việt Nam, mọi người thường sẽ đi chúc mừng nhà mới của đối phương bằng tiền. Điều này cũng dễ hiểu bởi đi bằng tiền khá thực tế, người nhận có thể dùng để mua các đồ dùng còn thiếu khi chuyển đến nhà mới. Hoặc nếu bữa tiệc thân mật không tiện đi tiền mừng thì chúng ta có thể phụ tiệc bằng thùng bia.
- Ở Hàn Quốc, sau khi chuyển đến một ngôi nhà mới, một bữa tiệc tân gia được tổ chức để mời các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Những người được mời dự tiệc sẽ tặng quà tân gia để chúc mừng đối phương dọn về nhà mới. Quà tặng tân gia thường là bột giặt, xà phòng và giấy vệ sinh. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại vậy không???
- Bột giặt và xà phòng thì tạo ra nhiều bọt khi bạn cho vào máy giặt và khởi động, điều đó có nghĩa là bạn chúc họ luôn may mắn và nhiều tiền tài như bong bóng xà phòng trong ngôi nhà mới.
- Giấy vệ sinh chứa đựng hy vọng rằng mọi thứ sẽ suôn sẻ, mọi việc trơn tru như khi chúng ta rút giấy vậy.
=> Vậy nên khi đi tân gia của nhà một người Hàn, một món quà như giấy vệ sinh, nước tẩy rửa là món quà cần thiết cho sinh hoạt đồng thời cũng là lời chúc mong muốn họ sẽ được sống tốt trong ngôi nhà mới.
~ Hết phần 1 ~